Phong thuỷ hướng cổng nhà cho gia chủ

Phong thủy cổng nhà: Kích thước, màu sắc và hướng cổng mang lại tài lộc

Khi bạn xây nhà, có rất nhiều việc cần làm bên trong ngôi nhà như trang trí phòng khách, nhà bếp, phòng ngủ,… Việc xem phong thuỷ các phần bên ngoài cũng không kém phần quan trọng như vị trí đặt cổng nhà ra sau? Cách xác định hướng cổng chính như thế nào và cả những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà.

Vì ngoài yếu tố thẩm mỹ thì thiết kế cổng nhà, chiều cao trụ cổng nhà còn tác động rất lớn đến phong thủy của tổng thể ngôi nhà. Bởi đây được xem là nơi dẫn khí vào nhà, đón tài lộc cũng như bảo vệ nhà khỏi các tác nhân xấu bên ngoài.

Dưới đây là những thông tin về phong thủy cổng nhà quan trọng, cũng như là cách làm cổng nhà theo tuổi. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đặt hướng cổng nhà theo tuổi, chọn màu cũng như kích thước cổng sao cho đem lại tài lộc và thịnh vượng nhất cho gia đình.

1/ CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG CỔNG NHÀ PHONG THỦY

Cổng chính là mốc để phân chia không gian bên trong và bên ngoài nhà, làm cổng nhà đẹp mới đem lại may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên không phải bạn muốn vị trí đặt hướng cổng ở đâu cũng được. Chọn hướng cổng vào nhà phải tuân thủ theo một số nguyên tắc mới có thể mang lại tài lộc, hạn chế luồng khí xấu. Và dưới đây là hướng dẫn cụ thể:

1.1 Hướng cổng theo ngũ hành

Theo quan điểm trong thuyết ngũ hành, cách đặt cổng hợp phong thuỷ tùy thuộc và mệnh của gia chủ sẽ có những hướng xây cổng nhà theo phong thủy để mang đến tài lộc, thịnh vượng. Đồng thời, tránh được những hướng không tốt. Vậy nên căn cứ vào ngũ hành của mình, bạn có thể chọn hướng đặt cổng nhà như sau:

Gia chủ mệnh Kim nên đặt hướng cổng chính về hướng Bắc và Tây Nam. Hai hướng này thuộc hành Thổ tương sinh với Kim. Tránh đặt cổng nhà phong thủy hướng Nam vì hướng này thuộc hành Hỏa. Theo thuyết ngũ hành thì Hỏa khắc với Kim sẽ không tốt cho gia chủ.

Gia chủ mệnh Mộc nên chọn hướng cổng nhà theo phong thủy là hướng Bắc vì hướng này tương sinh cho Mộc. Người mệnh Mộc không nên mở cổng về hướng Tây và Tây Bắc, hai hướng này không tốt cho gia đình.

Gia chủ mệnh Thủy hợp cổng nhà hướng Tây và Tây Bắc vì thuộc hành Kim. Theo ngũ hành thì Kim tương sinh với Thủy. Người mệnh Thủy không nên làm cổng nhà phong thủy về hướng Đông Bắc, Tây Nam vì các hướng này  thuộc hành Thổ, theo thuyết ngũ hành thì Thổ khắc Thủy.

Gia chủ mệnh Hỏa nên đặt cổng nhà phong thủy hướng Đông hoặc Đông Nam. Vì đây là hai hướng Mộc tương sinh với hành Hỏa. Người thuộc mệnh Hỏa kiêng mở cổng hướng Bắc vì theo phong thủy hướng Bắc là hướng thuộc hành Thủy, không sinh lợi, không tốt cho gia chủ.

Gia chủ mệnh Thổ nên đặt hướng cổng thuộc hướng Nam. Hướng này thuộc hành Hỏa nên tương sinh với Thổ mang đến những điều tốt cho gia chủ. Không nên mở cổng nhà phong thủy hướng Đông và Đông Nam do hai hướng này thuộc mệnh hành Mộc sẽ không phù hợp với với gia chủ mệnh Thổ.

1.2. Chọn hướng cổng theo phong thủy bát trạch

Bát trạch hay còn gọi là bát quái có nghĩa là chỉ 8 phương vị của một ngôi nhà.

Phong thủy bát trạch là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ nhân khí đối với không gian nhà ở. Mỗi người có một hướng nhà ở phù hợp với mình sẽ tạo ra những dòng khí có tác động tốt – xấu khác nhau. Để biết tuổi của mình hợp với những hướng nào, bạn có thể xem thêm Hướng dẫn xác định hướng nhà theo tuổi.

Theo quan điểm phong thủy cổng nhà bát trạch thì mở cổng để đón dòng nước vì nước được xem như tài vận đến. Do đó, khi mở cổng hãy quan sát xung quanh có dòng nước nào không (như sông, rạch, kênh, mương,…). Nếu thuận hướng thì nên dựng cổng ở hướng đó.

Theo quan điểm của người xưa cho rằng, có 4 linh vật tượng trưng cho 4 hướng:

  • Hướng Nam là linh vật Chu Tước

  • Hướng Bắc là linh vật Huyền Vũ

  • Hướng Đông là linh vật Thanh Long

  • Hướng Tây  là linh vật Bạch Hổ

Việc xác định hướng làm cổng nhà phong thủy theo quy luật: trước là Chu Tước, sau Huyền Vũ, phải Bạch Hổ, trái Thanh Long. Vậy khi đặt cổng nhà phong thủy gia chủ có thể chọn 1 trong 4 hướng chính đó.

2/ MÀU SẮC VÀ HÌNH DÁNG, CHẤT LIỆU PHONG THỦY CỔNG 

Để có một chiếc cổng nhà phong thủy thì cổng và cử chính thẳng hàng, màu sắc và hình dáng của chiếc cổng rất quan trọng. Mỗi gia chủ sẽ có những một cách chọn màu cổng theo mệnh của mình.

Gia chủ mệnh Kim phù hợp với cổng màu bạc và màu ghi trắng. Nên chọn những chiếc cổng hình cong tròn kim loại kết hợp với tường rào xây bằng gạch đá.

Gia chủ mệnh Mộc cổng nên sơn màu xanh lá, cổng làm bằng gỗ hoặc bằng sắt nên dùng những họa tiết hoa lá và kết hợp nhiều thanh song song.

Gia chủ mệnh Thủy cổng nên sơn màu xanh biển, màu đen. Cổng nhà phong thủy nên làm bằng chất liệu gỗ hay kim loại kết hợp với những đường hoa văn chạm trổ mềm mại để cổng đẹp hơn.

Gia chủ mệnh Hỏa cổng nên sơn màu đỏ, màu nâu. Cổng nên thiết kế có nhiều nét hoa văn và bên trên có mái ngói nhọn.

Gia chủ mệnh Thổ phù hợp với những chiếc cổng có hình vuông và được sơn màu nâu, màu vàng thích hợp với phong thủy.

Tuy nhiên khi thiết kế cổng nhà theo phong thủy cũng dựa vào truyền thống, đặc điểm thời tiết địa hình địa phương bạn đang sống. Cổng đẹp nhưng cũng phải đảm bảo tính hài hòa, bền bỉ và an ninh cho ngôi nhà.

3/ KÍCH THƯỚC PHONG THỦY CỔNG NHÀ

Cổng nhà không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà có còn giúp mang tới tài lộc cũng như may mắn cho gia đình. Dân gian xưa có câu “nhà cao cửa rộng”, kích thước cổng nhà phù hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Kích thước của cổng nhà cần phải tương xứng với kích thước nhà. Không bắt buộc kích thước cổng nhà theo tuổi, miễn sao cân đối là được. Để có một kích thước cổng vừa thẩm mỹ và phong thủy tốt phải dựa theo kích thước lỗ ban để thiết kế cổng.

Kích thước lỗ ban là công cụ duy nhất để đo kích thước cổng về chiều rộng và chiều cao cổng nhà. Kích thước lỗ ban, kích thước cổng sắt 2 cánh do các chuyên gia phong phong thủy đúc kết ra để lựa chọn kích thước cổng sắt thẩm mỹ, giúp mang lại may mắn cho gia chủ.

Hiện nay có hai loại thước được sử dụng là thước lỗ ban 42,9cm với 39cm (thước cuộn rút ) và thước lỗ ban 52cm. Tương ứng với các loại cửa sẽ có kích thước cổng khác nhau.

4/ LƯU Ý VÀ NHỮNG KIÊNG KỴ KHI LÀM CỔNG NHÀ PHONG THỦY

  • Tránh xây cổng “kín cổng cao tường” vì sẽ ngăn chặn sự lưu thông các luồng khí vào nhà.

  • Kích thước cổng theo phong thủy cần cân đối với nhà chính vì cổng quá lớn khiến khí phân tán, còn quá nhỏ không thu đủ khí vào nhà.

  • Một kiêng kỵ khi thiết kế cổng nhà cần tránh là lối đi vào nhà quá hẹp. Vì nếu lối đi nhỏ hẹp sẽ khiến vận khí vào nhà ít hơn.

  • Nếu cổng nhà nằm trên triền dốc, nền nhà cao hơn mặt sân thì lối đi vào nhà theo phong thủy làm cổng nhà cần có bậc tam cấp không quá dốc.

  • Khi thiết kế cổng phải chọn chiều cao và chiều rộng sao cho phù hợp vì khi bạn chọn đúng kích thước sẽ giúp ngôi nhà bạn đẹp hơn.

  • Không nên để thùng rác, đồ dùng vật dụng, gạch đá bừa bãi ô uế trước cổng nhà vì như vậy sẽ làm vận khí nhà xấu đi.

  • Khi chọn hướng cổng phong thủy nên chọn đúng hướng với mệnh của bạn vì sẽ mang  đến tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

  • Nên chọn những cây trồng phong thủy như cây trúc, cây tre, cây dừa cảnh, cây câu cảnh trồng trước cổng nhà. Vì các loại cây này sẽ mang đến điềm lành cho gia chủ khi trồng trước cổng nhà, giúp công việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió, phát lộc, phát tài. Tránh trồng trước cổng cây đa, cây dâu tằm, cây liễu, cây mít,…vì chúng mang ý nghĩa phong thủy không tốt.

  • Cổng nhà phong thủy không được đối diện với cửa phòng ngủ chính vì cổng nhà là nơi mọi người ra vào, mà phòng ngủ là nơi phải kín đáo, thanh tịnh. Do đó theo phong thủy nếu đặt như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.

  • Cách bố trí cổng vào nhà không nên đối diện với nhà bếp thì tài lộc, vận lộc sẽ bay ra ngoài hết.

  • Cổng vào nhà không nên đối diện với nhà vệ sinh vì nhà vệ sinh là nơi khí uế, âm khí nặng sẽ mang những vận khí không tốt cho ngôi nhà.

  • Cổng nhà chữ L ngược bị cho là thiết kế không may mắn cần tránh. Cổng chữ L còn gọi là cổng số 7, đọc theo hán tự là Thất, tức là mất, không may mắn.

Hy vọng những tư vấn trong bài viết phong thủy cửa cổng này sẽ giúp bạn có được một chiếc cổng đẹp và đúng phong thủy cho ngôi nhà đang chuẩn bị chuyển đến sinh sống.